Video này có tất cả những gì bạn cần biết về dynamic range.
Filmmaker IQ vừa phát hành một video mới chuyên sâu về khoa học và các áp dụng của dynamic range. Trong nhiều năm qua, dynamic range là một thông số kỹ thuật quan trọng mà người mua máy quay quan tâm, nhưng vẫn có nhiều sự nhầm lẫn về việc chính xác thì nó là cái gì và làm sao để sử dụng nó cho tốt hơn. Video này được làm ra nhằm giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề này.
John Hess từ Filmmaker IQ đã làm nhiều video chuyên sâu về làm phim trong nhiều năm nay về nhiều chủ đề khác nhau như: nghệ thuật, kỹ thuật hiện trường, công nghệ và lịch sử điện ảnh. Bao gồm: cách cảm biến và ống kính hoạt động, làm thế nào và tại sao lại có các tỉ lệ khung hình khác nhau. Video mới nhất này cung cấp cho bạn các thông tin căn bản nhất, sử dụng các ví dụ thực tế, nhiều biểu đồ và bảng biểu để minh họa cho vấn đề.
Dynamic range gắn liền với nhiều khái niệm quan trọng khác, như ghi log, phơi sáng và ISO. Hess nói đến tất cả những điều này và cách chúng tác động lẫn nhau. Ví dụ, bạn có biết rằng mắt người cảm nhận ánh sáng theo logarit, tức là nếu ánh sáng càng sáng thì cường độ cần thay đổi càng nhiều để chúng ta có thể nhận thức được sự thay đổi đó?
Các cảm biến điện tử là tuyến tính và Hess giải thích tại sao đây lại là một hệ thống kém hiệu quả, dẫn đến việc Rec.709 có dynamic range thấp, và việc record với log giúp bạn sử dụng data rate hiệu quả để record độ sáng theo cách gần giống với cách mắt của chúng ta phản ứng nhất có thể.
Rất nhiều người xem sẽ thấy là phần nói về ISO làm họ ngạc nhiên, thậm chí là há hốc mồm. Hess đoán rằng mức ISO cao hơn nên được dùng để quay các cảnh được chiếu sáng tốt hơn, vì chúng giúp bảo vệ chi tiết vùng highlight tốt hơn bằng cách chuyển dynamic range lên so với vùng xám trung tính, và ngược lại cảnh tối nên được quay ở mức ISO thấp hơn để bảo vệ các chi tiết trong vùng shadow khỏi bị noise. Đây cũng là điều mà Christopher Probst, technical editor của American Cinematographer magazine, khuyên bạn nên làm.
Cuối cùng Hess nói về việc ghi RAW, vốn là một quy trình tuyến tính truyền thống (lưu ý là một số định dạng RAW hiện đại tuân theo phương trình logarit) và anh cũng giải thích tại sao do vậy mà chúng ta phải ETTR (Exposing To The Right) là cách hiệu quả nhất để chuyển dữ liệu về độ sáng thành dữ liệu điện tử một cách trọn vẹn.
Vậy nên nếu bạn không chắc điều gì đang diễn ra trong cảm biến khi bạn chuyển từ chế độ quay phim sang chế độ quay video trên máy quay của Blackmagic, hoặc bạn có thể đã biết về dynamic range nhưng vẫn muốn biết thêm một cách chi tiết về mọi vấn đề, bạn sẽ thấy video này hết sức hữu ích.
Nguồn: RedShark News
Pixel Factory sưu tầm và biên dịch