Hotline: +84 904277233

Nhập mã EVN2024 để được giảm25% OFF ngay cho các sản phẩm

HomeDaVinci ResolveSỔ TAY HƯỚNG DẪN VỀ EDITING VỚI DAVINCI RESOLVE (Phần 1)

SỔ TAY HƯỚNG DẪN VỀ EDITING VỚI DAVINCI RESOLVE (Phần 1)

Cho dù bạn mới sử dụng DaVinci Resolve hay đã quen với nó một thời gian, đây là một vài gợi ý cho Project tiếp theo của bạn.

YouTube có vô vàn các hướng dẫn editing sẽ hướng dẫn từng bước cho bạn với các bài học về các ứng dụng mới. Thông qua quá trình đó bạn có thể tìm thấy một vài mẹo nhanh. Nhưng thực tế thì hầu hết các hướng dẫn đều chỉ tóm tắt lại những điều cơ bản. Series sổ tay hướng dẫn này sẽ tập trung chủ yếu vào các mẹo và thủ thuật sẽ khiến bạn phải thốt lên: “Ước gì tôi biết điều này sớm hơn”.

Auto Select 

Trước khi nhắc đến bất kỳ mẹo hoặc thủ thuật nào, chúng ta phải nói về tính năng hữu ích nhất trên trang chỉnh sửa của DaVinci Resolve. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các clip bạn chèn vào dòng thời gian cũng như bất kỳ chỉnh sửa nào mà bạn thực hiện, và nếu như bạn không nắm rõ về nó thì sẽ khá là đau đầu.

Đó chính là tính năng Auto Select.

Thay đổi dòng thời gian bằng cách kích hoạt tính năng Auto Select.

Cách chính xác nhất để mô tả Auto Select là khi được kích hoạt, nó sẽ báo với Resolve, “Xin chào, hãy đảm bảo bạn đưa tôi vào mọi bản chỉnh sửa.” Ví dụ: nếu tôi gợn xóa/ ripple delete clip này, tất cả mọi clip trên một track đang hoạt động sẽ trở lại khoảng trống đã được chiếm bởi clip đã bị xóa.

Điều tương tự cũng xảy ra đối với bất kỳ phần chèn hoặc chỉnh sửa gợn sóng/ ripple edits nào. Mọi chỉnh sửa ảnh hưởng đến toàn bộ timeline hoặc cụ thể hơn là ảnh hưởng đến các track có tính năng Auto Select đang hoạt động. Nếu tôi tắt tính năng Auto Select trên track thứ ba, media sẽ không di chuyển khi tôi chèn clip mới từ trình xem nguồn. 

Thêm vào đó, có thể sẽ có rất nhiều vấn đề nếu bạn thường sử dụng Delete thay vì Backspace. Backspace xóa clip đơn lẻ sau đó xóa phần khoảng trống. Do đó, bạn có thể thấy mình đang di chuyển các clip và track âm thanh mà bạn muốn giữ nguyên vị trí. Vì vậy hãy chú ý đến những track có Auto Select đang hoạt động. 

Chức năng này cũng cực kỳ quan trọng khi chúng ta xem xét đến mẹo tiếp theo – đó là các phím tắt để giúp tăng hiệu quả.

Các phím tắt trên bàn phím

Nếu bạn mới chuyển sang từ Premiere, bạn có thể thấy rằng không có công cụ hoặc nút nào để chọn tất cả các clip trên một track. Đó là bởi vì DaVinci thay nó bằng phím tắt Y. Biến thể yêu thích của tôi về phím tắt này là  Alt + Y, sẽ chọn tất cả các clip trên tất cả các track chuyển tiếp từ playhead. Điều này rất phù hợp khi bạn muốn di chuyển tất cả các clip về phía trước hoặc phía sau (vì bất kỳ lý do gì) một cách nhanh chóng. Và giống như đã nói trong mục Auto Select ở trêm, khi nhấp vào Alt + Y, nó sẽ chỉ chọn các track đã bật Auto Select.

Phím tắt: Alt + Y để di chuyển tất cả các clip từ playhead về phía trước hoặc phía sau. 

Dựng các cuộc phỏng vấn

Gần đây, tôi đã làm việc với rất nhiều tài liệu phỏng vấn và thấy được một vấn đề là bạn không thể nhanh chóng lướt qua clip để tìm kiếm một khoảnh khắc với hành động cụ thể, ví dụ như với một cảnh dài hai phút có một con ngựa nhảy qua hàng rào. Đó là bởi vì thông thường, người được phỏng vấn sẽ ở trạng thái tĩnh và tương tự, việc xem qua một đoạn clip dài sẽ không thể hiện được đoạn hội thoại nghe được.

Các phím cơ bản để di chuyển là J để tua lại, K để dừng và L để tua về trước. Tuy nhiên, nếu bạn giữ Shift + L hoặc nhấn đúp vào L , tốc độ phát lại sẽ tăng gấp đôi. Bạn có thể nhấn L một lần nữa để tăng lên 4x lần, v.v. Nhưng ở mức 2x chúng ta có thể lắng nghe qua một cuộc phỏng vấn dài dòng để cố gắng tìm ra thời điểm quan trọng.

Phím tắt: Shift + L để xem trước bản playback nhanh hơn.

Tiếp theo là phím tắt di chuyển, với dấu phẩy ( , ) để di chuyển clip về phía sau hoặc dấu chấm ( . ) để di chuyển clip về phía trước. Nếu thành thật mà nói, tôi không nghĩ các phím tắt này là độc nhất với DaVinci hoặc không được biết đến bởi các editor mới. Tuy nhiên, nếu bạn nhấn T để vào chế độ cắt/trim, cách DaVincin Resolve thực hiện việc di chuyển sẽ khác. Thay vì cuộn clip lên theo timeline, nó sẽ làm trượt/slip vị trí của media.

Nếu bạn không biết cách dựng trượt/slip edit là gì – giả sử media gốc dài hai mươi giây và ta đang dùng năm giây – bằng cách dựng trượt/slip edit, ta đang chọn điều chỉnh năm giây nào trong tổng số hai mươi giây đó. Thời lượng không đổi nhưng nội dung của media gốc thì khác.  

Kiểm soát định giờ/Retime

Phím tắt hữu ích cuối cùng trong phần này là Shift + R – điều khiển định giờ /Retime.  Đây là một cách tuyệt vời để điều chỉnh tốc độ của clip, thay vì chỉ nhấp chuột phải và chọn tốc độ thay đổi. Ví dụ: bạn có thể tăng tốc độ của một clip lên 200 phần trăm rồi đảo ngược nó và sau đó phát tiếp với tốc độ 50 phần trăm – tất cả trong cùng một

Mở menu tốc độ định giờ/Retime cho các tùy chọn.

Ở cuối clip, bạn sẽ thấy một hình tam giác nhỏ màu đen drop-down. Hãy nhấp vào đó để mở menu tốc độ định giờ/Retime. Tại đây bạn sẽ thấy các tùy chọn tương tự như menu tốc độ clip cùng với một số tính năng bổ sung. Để điều chỉnh tốc độ của một phần cụ thể trong clip, hãy thêm một điểm tốc độ/speed point vào khu vực mong muốn (bằng cách di chuyển playhead), sau đó thêm một điểm tốc độ/speed point khác vào nơi mà bạn muốn dừng hoặc điều chỉnh khác đi, sau đó thay đổi tốc độ trong menu tốc độ riêng. 

Một trong những tính năng yêu thích của tôi trong Premiere Pro là công cụ chụp nhanh cho phép bạn chụp ảnh tĩnh của khung hình hiện tại và tạo ảnh jpeg mà bạn có thể sử dụng làm thumbnail cho YouTube hoặc việc khác, và hơn nữa là nhập ảnh đó và sử dụng nó làm freeze-frame. 

Trong Resolve không có nút đóng băng khung hình bằng một cú nhấp chuột – mặc dù Shift + R sẽ đóng băng toàn bộ clip, không giống như Premiere, nơi công cụ chụp nhanh đsẽ tạo ra một ảnh tĩnh độc lập. Resolve sử dụng chính clip đó. Đôi khi việc này sẽ khá là rắc rối nếu bạn cần cắt vùng cụ thể mà bạn muốn đóng băng khung hình rồi mở rộng nó.

Do vậy, tôi thường sử dụng điều khiển định giờ/Retime để tạo vùng đóng băng cụ thể đó. Nhấn Control + R để hiển thị các điều khiển định giờ/Retime, tìm vị trí cần freeze-frame, thêm một điểm tốc độ/speed point rồi thay đổi nó thành freeze-frame. 

Slow-Motion tại 24fps

Mẹo tiếp theo là cách bạn có thể có được cảnh quay Slow-Motion mà không cần quay ở tốc độ khung hình cao hơn.

Nhiều năm về trước, khi cuộc cách mạng DSLR đang diễn ra mạnh mẽ, có một plug-in được gọi là Twixtor. Nó sẽ cần cảnh quay 24fps và blend quang học các khung hình để tạo hiệu ứng Slow-Motion. Tính ứng dụng của Plug-in này khá là hên xui và nó không hoạt động hiệu quả trong các clip có quá nhiều chuyển động.

Đây là một plug-in bạn phải mua, nhưng trong Resolve, chúng ta có một thứ tương tự. Nó không có trong Effects Library, cũng không nằm trong Pop-up Menu khi bạn nhấp vào thay đổi tốc độ. Bạn cần mở trình inspector, cuộn xuống retime and scaling, và chọn Optical Flow. Việc này sẽ tạo ra các khung hình mới dựa trên thông tin của khung hình trước và khung hình sau để tạo ra hiệu ứng Slow-Motion chân thực – như thể đoạn phim gốc được quay ở tốc độ khung hình cao.

Tất nhiên là có một giới hạn với mức độ tối đa của chuyển động xảy ra trong cảnh quay. Tuy vậy, hầu như nếu bạn có một góc quay ngang hoặc góc quay tĩnh với chuyển động tối thiểu, bạn có thể truyền tải một cảm giác tốc độ chậm hơn.

Làm sạch giao diện người dùng – UI 

Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét một số cách để dọn dẹp giao diện người dùng. Các kỹ sư phần mềm đã thực hiện một công việc tuyệt vời trong việc cung cấp cho bạn một giao diện người dùng được sắp xếp hợp lý. Trên thực tế, có rất ít thứ để dọn dẹp so với các phần mềm khác (chẳng hạn như After Effects, thứ có thể trở nên lộn xộn rất nhanh). Nó cực kỳ linh hoạt và nhanh nhạy. Bạn có thể mở các bảng bằng cách nhấp vào biểu tượng tương ứng, mở rộng bằng cách kéo hoặc đẩy cạnh hộp thoại và khi các biểu tượng này hiện ra, ta có thể mở rộng bảng điều khiển. Không chỉ vậy, ta có thể thêm một bảng điều khiển khác vào giao diện người dùng. Thật tuyệt, và vâng, không có nhiều thứ cần phải dọn dẹp. Nhưng những gì tôi muốn làm là thay đổi các nút trang ở phía dưới.

Có thể hơi phức tạp nếu vô tình nhấp vào các nút trên trang này và chuyển đến một trang mới bên ngoài phần chỉnh sửa của bạn. Và nếu bạn có một chiếc PC cùi, trang kết hợp có thể mất hơi lâu để tải lên.

Vì vậy, những gì tôi khuyên bạn nên làm là xóa các tab không dùng đến bằng cách vào Window> Show Page .

Loại bỏ các clip không sử dụng

Và mẹo cuối cùng về Timeline: đôi khi sau một bản dựng dài, bạn có thể thấy timeline đã chạy quá xa, đã trở nên lộn xộn hoặc có một số clip tự dưng lại nằm ở một track riêng biệt. Ví dụ như trong bản dựng sau, nếu chúng ta xem xét khu vực cụ thể này, không có lý do thực sự tại sao những clip này lại được trải rộng trên các track khác nhau.

Sử dụng Cleanup Timeline để loại bỏ các clip không sử dụng.

Vậy nên thay vì cố gắng kéo từng clip xuống – có thể làm mất vị trí của nó trong timeline – chúng ta sẽ chuyển đến Workspace> Timeline> Cleanup Timeline> để Flatten các clip không sử dụng.

Kết quả là bất kỳ track nào có khoảng trống, hoặc nếu clip bên dưới không được sử dụng, sẽ bị Flatten bởi Resolve.

Biên dịch: Long log 

Chịu trách nhiêm biên tập: VEJOBS

Nguồn: Shutterstock

Tags:
Share: