Hotline: +84 904277233

Nhập mã EVN2024 để được giảm25% OFF ngay cho các sản phẩm

CODEC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN CODEC

Một trong những quyết định đầu tiên cần phải thực hiện là chọn loại codec mà bạn sẽ sử dụng, vì thường thì các máy quay sẽ cho bạn nhiều tùy chọn khác nhau về cách bạn sẽ ghi video của bạn.

Điều quan trọng là bạn phải xem xét workflow hoàn chỉnh của mình ở điểm này. Bởi vì máy quay và codec mà bạn chọn sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ workflow của bạn. Để đưa ra quyết định cuối cùng về máy quay và codec, bạn cần phải hiểu tất cả các chi tiết về một codec, nhưng chúng tôi sẽ khái quát mọi thứ cho bạn ở đây.

Codec là gì?

Codec là một xem xét cốt lõi về mặt kỹ thuật cho mỗi bước của hậu kỳ, vì vậy điều quan trọng là bất cứ ai có liên quan đến workflow của bạn phải hiểu được những điều cơ bản.

Một codec là một bộ quy tắc cho máy tính và các thiết bị điện tử biết cách xử lý file media của bạn, đáng chú ý nhất là  các footage video kỹ thuật số. Thuật ngữ codec là viết tắt của các từ compressor-decompressor hay coder-decoder. Như những gì tên gọi của nó ám chỉ, các codec làm cho các file có dung lượng lưu trữ nhỏ hơn và biến dữ liệu nén trở lại thành hình ảnh sử dụng được khi bạn cần dùng đến nó.

Lưu ý: Các codec không giống như container. Các container là các loại file thực sự lưu trữ dữ liệu video kỹ thuật số, và có thể được sử dụng cùng nhiều codec khác nhau. Bạn có thể hình dung rằng các container là cái hộp nơi bạn đặt dữ liệu, và codec là hướng dẫn đóng gói và mở cái hộp đó. H.264, DNxHD, và ProRes là codec, còn .movs, .mxfs là các container.

Chúng ta cần codec vì các file video không nén có dung lượng rất lớn. Footage của một video không nén kéo dài 1 phút có dung lượng hàng chục gigabyte. Vì vậy, có lẽ bạn sẽ không bao giờ có thể làm việc với các footage không nén (video không có codec) trong toàn bộ workflow của bạn. Trong phần lớn các trường hợp, nó quá lớn và quá phức tạp để xử lý.

Codec giải quyết vấn đề này bằng cách giảm kích thước của footage và làm cho nó dễ xử lý hơn trong các hệ thống hậu kỳ. Dù hình ảnh đã bị nén thì cũng không có nghĩa là trông nó tệ hơn. Dù không phải codec nào cũng cho chất lượng hình ảnh tương đương nhau, nhưng có nhiều codec chất lượng cao mà bạn có thể chọn để cho hình ảnh đẹp nhất có thể. Codec phù hợp sẽ giúp cho footage của bạn dễ quản lý hơn, và bạn thậm chí còn không thể chỉ ra sự khác biệt giữa bản nén và bản không nén.

Điều đó cho chúng ta biết rằng, bạn sẽ có thể chỉ ra sự khác biệt nếu bạn chọn nhầm codec cho một số quy trình hậu kỳ nhất định. Sử dụng codec có mức độ nén quá nhiều có thể khiến cho bạn không thể chỉnh ra cái màu mà bạn mong muốn, hoặc làm cho phần VFX trông không thực tế. Mặt khác, các codec có mức nén thấp có thể gây khó khăn cho bạn khi sử dụng các phần cứng máy tính thông thường để dựng vì quá nặng, và gây ra các vấn đề khi truyền giữ liệu giữa các nhóm và địa điểm làm việc. Các codec khác nhau sẽ phù hợp cho từng hoàn cảnh khác nhau. Nhưng không một codec nào phù hợp với tất cả các trường hợp.

Việc chọn codec là một trong những quyết định kỹ thuật quan trọng nhất mà bạn sẽ thực hiện cho dự án của bạn. Ở một mức độ lớn hơn, codec xác định những gì bạn có thể làm với footage của bạn trong hậu kỳ và workflow của bạn sẽ phức tạp cỡ nào. Thường thì sẽ an toàn hơn, nhanh hơn và rẻ hơn nếu bạn chọn các codec mà bạn biết sẽ phù hợp với workflow mà bạn đã lên kế hoạch từ trước hoặc đã có sẵn, hơn là một codec đòi hỏi bạn phải sử dụng một workflow mới mà bạn chưa bao giờ sử dụng. Điều cuối cùng mà bạn muốn là một ngày đẹp trời phát hiện ra một số hoặc toàn bộ footage không thể sử dụng được vì codec không tương thích với phần mềm hoặc phần cứng của bạn. Như với tất cả mọi thứ khác trong hậu kỳ, hãy kiểm tra tất cả các lựa chọn về codec trước khi dự án bắt đầu.

Tất nhiên, để chọn codec một cách hiệu quả, bạn cần phải hiểu cách chúng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh của video. Mặc dù vấn đề toán học và khoa học máy tính phía sau các codec khá là phức tạp, nhưng có một số khái niệm cơ bản mà bạn cần biết để chọn codec phù hợp cho production của bạn. Bao gồm: Bit Depth, Lấy mẫu màu, Kỹ thuật nén, Bit Rate… và nhiều yếu tố khác.

Nguồn: Frame.io

Pixel Factory sưu tầm và biên dịch