Có thể bạn có cảm giác rằng After Effects có thể là … nhanh hơn. Hãy làm cho After Effects nhanh hơn bằng cách đảm bảo hệ thống của bạn tự được tối ưu hóa, và bằng cách loại bỏ sự chậm chạp chung trong một dự án cụ thể.
Adobe cung cấp thông tin toàn diện về chủ đề này, nhưng không chỉ là 10 bước để phục hồi tốc độ. Chúng tôi sẽ tập trung vào các yếu tố cần thiết sẽ khiến cho các phần preview render, và kết quả cuối cùng nhanh hơn để bạn có thể hoàn thiện sớm hơn.
1. Cập nhật hệ thống, phần mềm, drivers, và plug-ins
Với việc mua Creative Cloud, các phần cập nhật đều có sẵn trong thanh menu. Nếu bạn ngoan cố giữ lấy các phiên bản cũ như After Effects CS6, thì đó chính là lý do chạy chậm đấy. Ngoài After Effects, đảm bảo là cập nhật các plug-in bên thứ ba và trình điều khiển hệ thống (đặc biệt đối với các GPU) được cập nhật.
2. Có đủ RAM
After Effects làm cho sử dụng nhiều bộ nhớ vật lý (RAM). Bản thân hệ thống (OSX hay Windows) cần 4 hoặc 5 GB mà không cần mở bất kỳ ứng dụng đồ họa nào khác mở ra, vì vậy 16GB là tối thiểu. Trên một hệ thống với bộ nhớ 16GB, thì cần 11GB cho After Effects. Điều đó là thỏa đáng trên một hệ thống 4 lõi tiêu chuẩn (như một iMac hay Macbook Pro); bạn cần 2-4GB hơn cho mỗi lõi bổ sung (các dòng Mac Pro hiện hành có thể có 4, 6, 8 hay 12).
3. Quản lý bộ nhớ RAM
Vậy bạn có đủ RAM. Truy cập theo đường dẫn: File >Preferences> Memory cho phép bạn thiết lập số lượng RAM dành cho các ứng dụng khác. Nếu bạn chỉ chạy hệ thống, một trình duyệt…, thiết lập mặc định có 5GB là đủ. Đối với bất kỳ ứng dụng Adobe nào khác được liệt kê và hiển thị sau từ “RAM available for …” thì thế là được; chúng không đánh nhau vì bộ nhớ có sẵn đó. Nếu hoạt động chậm, và một ứng dụng đồ họa hoặc vide như Cinema 4D, Maya, hay Final Cut Pro X đang mở, thì hãy cố đóng chúng lại.
4. Có một ổ SSD
RAM là không đủ cho After Effects, vì vậy nó được tái phát triển để mở rộng thành bộ nhớ playback chỉ là RAM cho Disk Cache. Rendered frames và các lớp được kết xuất được xác định và lưu giữ và nhớ lại nhanh hơn so với việc viết lại các khung hình từ đầu – đặc biệt là nếu bạn có một ổ cứng SSD để chứa cache. Đường màu xanh mà bạn nhìn thấy ở trên cụm Timeline là các khung hình được bổ sung vào bộ nhớ RAM. Khi đường đó trở thành màu xanh dương, thì những khung hình được chuyển vào bộ nhớ cache.
Theo mặc định, After Effects sử dụng đĩa khởi động. Thì đĩa khởi động là một SSD với ít nhất 50GB trống cho bộ nhớ cache bạn thiết lập. Nếu không, hãy thêm một SSD với độ trễ thấp chỉ để chứa Disk Cache, và đi đến đường dẫn Preferences> Media & Disk Cache để thiết lập kích thước tối đa và chọn vị trí.
5. Giữ các tập tin nguồn trên những ổ cứng có tốc độ cao
Không cần phải là ổ SSD, Một ổ cứng được cấu hình với RAID là rất tốt cho After Effects. Bất cứ thứ gì từ được kết nối từ USB3 RAID đến máy chủ được kết nối trên mạng gigabit tối ưu hóa sẽ nhanh hơn so với việc giữ các tập tin trên một ổ đĩa cứng nào đó đang chạy hệ thống .
6. Giảm hình ảnh nguồn lớn không cần thiết
Độ phân giải cao luôn tốt hơn, cho đến khi nó bị lãng phí khi kết xuất (render). Đặc biệt, các tập tin photoshop lớn sẽ giết chết tốc độ kết xuất. Chắc chắn, đôi khi bạn cần phải xoay qua một bức đồ họa khổng lồ hay bức tranh mờ trong một cảnh duy nhất. Nhưng nếu bạn chỉ muốn phong to hoặc cắt xén hình ảnh ngay khi bạn thêm nó vào Comp After Effects, thì hãy làm điều đó trước khi bạn import vào. Giữ những hình ảnh tuyệt vời này ở mức 5, 10, 20k so với bản gốc, và thay thế bằng bản sao một khi bạn thấy được thứ bạn thực sự cần. AE của bạn sẽ nhanh hơn nhiều.
7. Xóa các mục không sử dụng trên timeline
Dành ít phút để xóa những gì không sử dụng. Giả sử rằng các lớp không sử dụng lãng phí chu kỳ của bộ xử lý, và việc vô hiệu hóa hoặc xóa chúng khi Composition được hình thành
9. Bắt đầu ở chế độ phân giải thấp
Không cần thiết trong quá trình làm là phải hiện thị độ phân giải chuẩn. Thiết lập độ phân giải sang Half để giảm 1/4 so với độ phân giải gốc hoặc Third là bằng 1/8. Điều này làm cho After Effect nhanh hơn trong quá trình làm việc. Cuối cùng, trong timeline, bạn có thể tắt Motion Blur, Frame Blending, và 3D shading với công tắc bật tắt ở trên cùng của Timeline -những việc này không ảnh hưởng đến kết xuất hình ảnh cuối cùng.
10. Kết xuất với Adobe Media Encore
Render Queue là bảng điều khiển được thay đổi ít nhất trong 25 năm qua của After Effects, và nó cho thấy điều đó. Tôi biết, bạn có trick yêu thích cho workflow của bạn trong đó, tôi cũng có, nhưng ngay khi bạn bắt đầu thực hiện kết xuất, bạn không thể sử dụng các ứng dụng cho đến khi nó được kết xuất xong. Trong một composition chuẩn bị được kết xuất, chọn Ctrl + Alt + M (Windows) hoặc CMD + Opt + M (Mac) và nó chuyển vào vào Adobe Media Encoder. Nó có nhiều presets hữu ích được tích hợp hơn Render Queue, và khiến việc tạo, tổ chức và lưu riêng dễ dàng hơn. Và bạn có thể cho nó hoạt động và tiếp tục làm việc trong After Effects; với bộ nhớ được chia sẻ được mô tả trong phần số 3 ở trên, mọi thứ vẫn tiếp tục hoạt động, nói chung là nhanh hơn nhiều những gì bạn có thể mong đợi.
Và một điều nữa…
Ghi nhớ những phím tắt trên bàn phím. Đó là sự khác biệt giữa các kiểu gõ năm ngón và mổ cò. Thành thật mà nói, tôi như một người nghiện máy tính khi những suy nghĩ ban đầu của tôi là để mô tả những phần yêu thích của tôi trong bài viết này. Có lẽ một ý tưởng cho một thời điểm khác; trong khi đó, tập làm quen với việc chú ý đến những phím tắt trong menu thả xuống và tìm kiếm tất cả context menu nằm rải rác trong giao diện người dùng. Nguồn các phím tắt bàn phím After Effects có thể làm bạn nản chí, nhưng sử dụng quen sẽ biến bạn thành một người sử dụng chuyên nghiệp.
Sưu tầm!