Những cảnh đối thoại ( đặc biệt là đối thoại dài) nếu chúng ta xử lý không khéo sẽ gây vô cùng nhàm chán cho khán giả. Và để tăng phần thú vị cho cảnh đối thoại hôm nay mình sẽ chia sẻ lại cho các bạn một số tip sau:
1. Sử dụng ánh sáng có mục đích
Đầu tiên chúng ta cùng phân tích phân đoạn mở đầu trong The Godfather xuất hiện cảnh đối thoại vô cùng ấn tượng. Điều làm cho cảnh đặc biệt này trở nên tuyệt vời là sự lựa chọn khung hình giới thiệu, cũng như ánh sáng. Đạo diễn Francis Ford Coppola và nhà quay phim Gordon Willis đã bắt đầu phân đoạn trong bóng tối hoàn toàn. Chúng ta nghe thấy một giọng nói được bao phủ bởi bóng tối và sau đó nhân vật dần được tiết lộ,. Khi anh ấy tiếp tục nói, khung hình từ từ được dolly out trở lại một cảnh quay qua vai cho thấy Don Corleone.
Sau đó nhân vật tiến lại gần Corleone và thì thầm vào tai anh ta. Hai bóng đen của nhân vật gần như bao phủ khung hình trong bóng tối hoàn toàn, điều này ám chỉ bản chất của cuộc thảo luận và những thứ đằng sau Corleone. sau cảnh mở đầu, người ta đã set up lại mọi thứ trông như bình thường và để câu chuyện tiếp tục diễn ra.
đây là một ví dụ tuyệt vời cho cảnh mở đầu giới thiệu với cuộc đối thoại đầy kịch tính cùng như thiết lập không khí trong cả bộ phim.
Để hiểu rõ hơn ví dụ này, các bạn có thể xem video ở phía dưới.
2. Sáng tạo cho cuộc trò chuyện của một diễn viên duy nhất.
Trong Spider-Man 2002, c chúng ta thấy Norman Osbourne trò chuyện với bản ngã thay thế của mình, Green Goblin. Đạo diễn Sam Raimi và nhà quay phim Don Burgess đã sử dụng một chiếc gương để ghi lại cuộc trò chuyện hai chiều khi chỉ có một diễn viên. Cảnh bắt đầu với việc Osbourne nghe thấy giọng nói. Anh ta nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong gương. Bản ngã thay đổi Green Goblin đi về phía khung hình. Điều này bị phá vỡ với tiết lộ Norman đi về phía gương để hoàn thành cảnh quay mở đầu qua vai .
Chúng ta chuyển sang một cảnh quay đối thoại như có 2 người. khi phần còn lại của cuộc trò chuyện diễn ra ở các góc đối diện với hình phản chiếu của gương. bằng những cú dolly in nhẹ để follow nhân vật chặt chẽ hơn. Bằng cách sử dụng khung này, khán giả có cảm giác rằng Osbourne không chỉ trò chuyện với chính mình – mà còn với sự thể hiện bản ngã thay đổi của anh ấy. Đó là một cách hiệu quả và sáng tạo để quay lại cảnh đối thoại với một diễn viên duy nhất.
Video cụ thể:
3. Chuyển động camera một cách có ý đồ
Trong cảnh này của The Dark Knight , chúng ta có được một cảnh quay đối thoại khá đơn giản . Tuy nhiên, mấu chốt của cảnh này là chuyển động của camera. Gordon và Joker nằm trong bóng tối. Máy quay từ từ theo dõi khi cuộc trò chuyện diễn ra và sự căng thẳng giữa Gordon và Joker ngày càng gia tăng. Điểm mấu chốt ở đây là chuyển động của camera rất mượt mà , Ẩn ý rằng mọi thứ của cuộc trò chuyện đang trong tầm kiểm soát.
Tất cả đều thay đổi với sự xuất hiện của Batman. Lúc đầu, cảnh quay với các góc máy đối thoại tiêu chuẩn – máy quay hoạt động nhiều hơn. Ngụ ý rằng mọi thứ đang dần mất kiểm soát. Trong phần cuối cùng của phân đoạn, cuộc đối thoại được chuyển qua chế độ cầm tay (handheld) và chuyển động của Camera thậm chí còn trở nên chủ động hơn. Điều này (cùng với âm nhạc nổi lên) nhấn mạnh rằng Joker, một tác nhân của sự hỗn loạn, đã tiếp cận Batman, ảnh hưởng đến anh ta về mặt cảm xúc và tinh thần. Đây là dấu hiệu của việc sử dụng chuyển động có ý đồ để hoàn thiện một scene.
4. Thay đổi khung hình mà không cần di chuyển camera
Trong khi toàn bộ The Wolf of Wall Street là một chuyến đi cực kỳ điên rồ, một cảnh được cho là nổi bật hơn những cảnh khác: cuộc gặp giữa Jordan Belfort và Mark Hanna. Martin Scorsese tạo ra một ví dụ tuyệt vời về kỹ thuật đối thoại cổ điển. Anh ấy đặt các nhân vật ở hai bên đối diện của khung hình để cho phép cuộc trò chuyện suôn sẻ.
Tuy nhiên, Scorsese thay đổi mọi thứ trong khung. Ở đầu cảnh, cảnh quay của Hanna khá rộng, giúp cho người xem cảm nhận được không khí xung quanh của cảnh. sau đó Hanna dướn người về phía trước và không cần di chuyển máy ảnh, đạo diễn đã tạo ra một cảnh cận mà không phải cắt cảnh. sử dụng kỹ thuật này thay vì những cú Dolly hay cắt cảnh giúp giữ lại không gian thực và đem lại cho người xem có cảm giác về khoảng cách với Hanna giống như khoảng cách của Belfort với Hanna . tất cả chỉ ở trên chiếc bàn, và sự bí mật của cuộc trò chuyện.
5.Ấn tượng với góc nghiêng. (Dutch Angle)
những cảnh qua vai, mặt đối mặt là một kỹ thuật phổ biến khi quay cảnh đối thoại. nó dễ làm và giúp người xem dễ nắm bắt. nhưng dôi khi kịch bản yêu cầu chúng ta phải phá vỡ quy tắc đó, đặc biệt là khi quay một cảnh cho một bộ phim kinh dị như Mission: Impossible
Cuộc trò chuyện bắt đầu với một góc nghiêng ấn tượng. Bằng cách sử dụng góc nghiêng để quay cảnh đối thoại, De Palma phản ảnh cảm xúc của ethan Hunt khi anh phát hiện ra rằng cả thế giới của anh đang bị đảo lộn. đây là ví dụ tuyệt vời cho việc sử dụng góc nghiêng (Dutch Angle)
Bài viết tạm dừng ở đây, cảm ơn các bạn đã ghé thăm.
Efilm sưu tầm và dịch
Nguồn: https://www.premiumbeat.com