Hotline: +84 904277233

Nhập mã EVN2024 để được giảm25% OFF ngay cho các sản phẩm

HomeVIDEO PRODUCTIONCÁCH SỬ DỤNG PRE-PRODUCTION CHECKLIST ĐỂ HỖ TRỢ CHO QUÁ TRÌNH QUAY

CÁCH SỬ DỤNG PRE-PRODUCTION CHECKLIST ĐỂ HỖ TRỢ CHO QUÁ TRÌNH QUAY

Quá trình làm phim cũng giống như một trò chơi ghép hình. Hãy cùng xem xét pre-production checklist trông thế nào đối với một dự án phim ngắn kinh phí thấp.

Trừ phi bạn là Terrence Malick, quá trình tiền kỳ rất có thể sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nỗ lực làm phim của bạn. Không thực hiện tiền kỳ một cách phù hợp, bạn sẽ không thể trả lời được vô số câu hỏi xuất hiện trong ngày quay. Những câu hỏi này sẽ đến từ DP, diễn viên và bất kỳ thành viên đoàn quay nào bởi mọi người sẽ bối rối nếu không có kế hoạch làm việc cụ thể.

Dù là một bước quan trọng, nhưng quá trình tiền kỳ ở mỗi dự án khác nhau sẽ có những điểm khác nhau. Có nhiều yếu tố giúp định hình các giai đoạn của quá trình này, bao gồm loại dự án, mức ngân sách, quy mô đoàn phim… Ví dụ, các bước tiền kỳ cho một bộ phim quay ở địa điểm thực tế sẽ khác rất nhiều so với một production quay chủ yếu trên các bối cảnh nhân tạo.

Vì lý do này, điều quan trọng là phải tạo một checklist để đảm bảo rằng bạn không quên cái gì hết. Bạn cần có sẵn các câu trả lời cho các thành viên đoàn phim khi họ hỏi thiết bị ở đâu, đậu xe ở đâu, nhà vệ sinh ở đâu…

Tôi thường cố gắng sắp xếp checklist này theo thứ tự thời gian, tuy vậy, trong quá trình làm việc, sẽ có rất nhiều thứ diễn ra chồng chéo. Một số bước có thể sẽ không thể áp dụng vào dự án cụ thể của bạn, vì vậy, hãy tùy chỉnh theo nhu cầu của riêng bạn và dự án.

Viết Kịch bản

Đương nhiên là, một production nên bắt đầu bằng một kịch bản. Nếu bạn chưa tự viết kịch bản được thì hãy tìm ai đó có thể viết và đề nghị hợp tác. Hoặc bạn cũng có thể phi thẳng ra ngoài đường và ứng biến trong quá trình sản xuất với một outline lỏng lẻo. Chỉ cần có cái gì đó để cho diễn viên làm việc là được.

Phân tích kịch bản

Để thực sự hiểu được kịch bản, bạn cần phải phân tích kịch bản thành các yếu tố sản xuất khác nhau. Chúng bao gồm diễn viên, đạo cụ, âm thanh và bất cứ thứ gì khác mà bạn cần phải nghĩ đến trước khi tiến hành quay. Phân tích kịch bản sẽ hướng dẫn bạn tạo shot list và lên lịch quay.

Tạo Look Book

Như tên của nó chỉ ra, look book ghi lại các tone và cảm xúc chủ đạo của phim. Nó có thể rất sơ sài với vài bức ảnh. Hoặc bạn cũng có thể ném tất cả suy nghĩ của mình vào đó, bao gồm cả log line, synopsis, storyboard, khung hình tham chiếu, hồ sơ diễn viên và thành viên đoàn phim.

Kiếm tiền

Đây là một bước đặc biệt mà bạn có thể bắt đầu ngay khi bạn có kịch bản trong tay và chuẩn bị look book. Dù bạn crowdfunding hay xin tài trợ, bạn càng có nhiều thông tin để giới thiệu thì khả năng thành công của bạn càng lớn. Hãy lưu ý rằng các khoản tài trợ có sẵn cho tất cả các bước của quá trình làm phim, vậy nên có thể bạn sẽ ở trong tình trạng lúc nào cũng thấy mình đang đi gây quỹ ở đâu đó.

Lên kế hoạch phân phối.

Nếu bạn có kế hoạch xin tài trợ hoặc xin đầu tư, rất nhiều người trong số họ sẽ muốn biết về kế hoạch phân phối của bạn. Liệu bạn chỉ tham dự liên hoan phim thôi hay còn làm gì khác nữa không? Bạn có đủ ngân sách để phát hành kỹ thuật số hay không? Tốt hơn là bạn nên tự hỏi mình những câu  này từ sớm.

Nghiên cứu về các thành viên tiềm năng có thể tham gia cùng bạn trong dự án sắp tới.

Xem các demo reel, kiểm tra headshot và yêu cầu résumé. Từ cinematographer cho đến diễn viên, lập một danh sách các diễn viên và thành viên đoàn phim ở địa phương mà bạn muốn làm việc cùng. Nếu thích, bạn có thể lập một danh sách nhóm mơ ước nơi bạn có thể mời bất kỳ ai mà không cần quan tâm đến vấn đề ngân sách.

Tạo ngân sách sơ bộ

Để tạo ngân sách sơ bộ, bạn chỉ cần liên hệ với các thành viên đoàn phim tiềm năng và hỏi về mức giá của họ. Với kịch bản và look book hoàn chỉnh, đây là một cơ hội tốt để xem bạn có thể thực sự set up một cuộc gặp và pitch ý tưởng của bạn hay không, vì điều này sẽ giúp mọi người quan tâm hơn.

Xác định các thành viên chính trong nhóm.

Một lần nữa, việc tạo ngân sách sơ bộ có thể thực hiện song song với việc xác định các thành viên chủ chốt của nhóm. Bạn chỉ cần đem theo kịch bản, look book và giới thiệu về dự án của bạn cho họ. Hãy minh bạch về vấn đề tài trợ của dự án và việc họ sẽ được trả như thế nào. Trong một thế giới hoàn hảo, bạn có thể tìm kiếm nhiều thành viên chủ chốt trong nhóm (như là producer) và nhờ họ tạo động lực cho dự án.

Khảo sát địa điểm

Khi khảo sát địa điểm, hãy mang theo càng nhiều thành viên chủ chốt/trưởng bộ phận càng tốt. Cinematographer sẽ muốn biết mặt trời ở hướng nào, producer sẽ muốn biết chỗ đậu xe, nhà về sinh, chỗ nghỉ ngơi cho mọi người… ở đâu, kỹ sư âm thanh sẽ muốn biết về âm thanh môi trường và cấu trúc xây dựng tại địa điểm quay. Hãy chụp một số ảnh và đưa nó vào look book.

Viết Storyboard/Shot List

Với một cinematographer, bạn có thể xây dựng storyboard và shot list. Dùng kịch bản, look book và các chuyên ra trong nhóm để xác định ngôn ngữ hình ảnh trong phim của bạn. Hãy nhớ rằng bạn có thể viết lại phim của mình nhiều lần trong suốt quá trình, bao gồm cả khi on-set với cinematography và trong hậu kỳ thông qua quá trình dựng.

Chọn diễn viên

Nếu bạn có thể đủ khả năng thuê casting director thì hãy làm vậy. Casting director có thể giúp bạn mời được một diễn viên nổi tiếng, giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho bộ phim của bạn – bao gồm cả khán giả. Có thể bạn đã biết, các diễn viên thích làm việc với những diễn viên giỏi khác. Nếu bạn có thể mời được một diễn viên nổi tiếng, bạn sẽ không thể biết được dự án của bạn sẽ có thể đi đến đâu đâu.

Rehearsal

Sau khi đã chọn xong diễn viên, bạn có thể tập hợp mọi người lại và cùng đọc kịch bản. Hãy đảm bảo là bạn đã dành thời gian để rehearsal trước khi quay. Bạn luôn có thể quay lại phần rehearsal, vì nhiều diễn viên thường thể hiện tốt nhất trong lần diễn đầu. Hoặc nếu bạn có thể mời Robert Pattinson, bạn có thể bỏ qua phần rehearsal để diễn viên có thể tùy cơ ứng biến tốt nhất.

Lên lịch quay

Bạn sắp xong rồi. Với đầy đủ diễn viên và thành viên đoàn phim, và tất cả các yếu tố của kịch bản đã sẵn sàng, giờ là lúc để lên lịch quay. Nếu bạn phân tích kịch bản tốt, bước này sẽ khá đơn giản. Nếu bạn có thể thấy được diễn viên nào cần có mặt ở hiện trường vào ngày nào, bạn có thể nhóm các cảnh theo địa điểm để hợp lý hóa quá trình quay.

Xin giấy phép và mua bảo hiểm.

Bây giờ bạn đã có lịch quay cụ thể. Đến lúc để xin các loại giấy phép cần thiết. Bước này nên đi chung với việc lên lịch quay. Hãy kiểm tra các bước để đảm bảo có được giấy phép đúng thời hạn, một số giấy phép chỉ được cấp nếu bạn đã có bảo hiểm. Nếu bạn có một nhóm làm việc đủ nhỏ, bạn có thể không cần phải trả bất cứ loại phí nào.

Nếu bạn đã hoàn tất các bước ở trên – mà bạn vẫn chưa hoàn toàn kiệt sức và/hoặc phá sản – thì bạn có thể sẵn sàng để bắt tay vào thực hiện dự án. Chúc may mắn.

Nguồn: Premium Beat

Pixel Factory sưu tầm và biên dịch

Tags:
Share: