Hotline: +84 904277233

Nhập mã EVN2024 để được giảm25% OFF ngay cho các sản phẩm

HomeColor GradingTẠI SAO NHỮNG NGƯỜI DỰNG PHIM, CHỈNH MÀU VÀ NGHỆ SĨ VFX ĐỀU CẦN HIỂU VỀ ACES?

TẠI SAO NHỮNG NGƯỜI DỰNG PHIM, CHỈNH MÀU VÀ NGHỆ SĨ VFX ĐỀU CẦN HIỂU VỀ ACES?

Tác giả Ben Bailey

Khi nói đến tương lai của việc làm phim, có rất ít chủ đề trong thời gian gần đây gây ra nhiều hứng khởi cũng như nhiều nhầm lẫn như ACES.

Nếu bạn đọc các tài liệu marketing, thì bạn sẽ dễ dàng hiểu tại sao ACES lại đang tạo ra nhiều tiếng vang như vậy: nó hứa hẹn mang đến chất lượng hình ảnh nhất quán từ hiện trường cho đến màn chiếu và tất cả các bước ở giữa.

Mặt khác, các tài liệu kỹ thuật chính thức lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác, trong đó ACES dường như chỉ là một loạt các từ viết tắt và các biểu đồ kỹ thuật.

Nhưng đừng sợ! Việc hiểu và ứng dụng ACES không yêu cầu bạn phải có bằng Tiến sĩ về Khoa học Màu sắc, cũng không yêu cầu bạn phải có tài khoản ngân hàng nhiều hơn 10 chữ số.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích ACES là gì, ACES không là gì, tại sao nó có thể thay đổi tương lai của hậu kỳ và làm thế nào để bạn có thể lên kế hoạch cho nó kể từ hôm nay.

Tổng quan về ACES

ACES hay Academy Color Encoding System (Hệ thống Mã hóa Màu sắc của viện Hàn lâm) là một hệ thống quản lý và thay thế màu sắc mở do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ (Academy of Motion Picture Arts & Sciences – AMPAS) phát triển cùng các đối tác trong ngành như Technicolor, ARRI, RED, và nhiều đơn vị khác.

ACES được tạo ra nhằm mục đích chuẩn hóa công nghệ màu sắc được sử dụng trên rất nhiều phần mềm và phần cứng, và cho phép các dự án ở mọi thể loại duy trì chất lượng hình ảnh ở mức cao nhất trong suốt toàn bộ workflow, bao gồm sản xuất, hậu kỳ, phân phối/trình chiếu, và lưu trữ.

Lịch sử của ACES

Năm 2004, dự án ACES được khởi động. Viện hàn lâm và các chuyên gia trong ngành nhận ra một mối đe dọa đang xuất hiện và là mối nguy cho tương lai của nghệ thuật điện ảnh.

Hàng thập kỷ đổi mới trong các workflow kỹ thuật số đã tạo ra hàng tá các hệ thống máy quay khác nhau, các tùy chọn mã hóa khác nhau, các thiết bị hiển thị khác nhau, cùng các phần cứng và phần mềm công cụ khác nhau với rất ít tiêu chuẩn chung. Khi các tiến bộ công nghệ nhanh chóng này mang lại lợi ích to lớn cho ngành công nghiệp, thì viện Hàn lâm nhận ra sự thiếu vắng của một tiêu chuẩn chung có thể dẫn đến việc mất mát không thể khắc phục của hàng ngàn bộ phim kỹ thuật số.

Do đó, dự án ACES được bắt đầu. Mục tiêu của nó là xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn có khả năng quản lý màu sắc một cách chính xác, nhưng đơn giản, bất kể máy quay hoặc màn hình nào được sử dụng. Tiêu chuẩn này cũng cần phải mở, cho phép dễ dàng áp dụng vào tất cả các bộ phận của ngành công nghiệp, và đủ mạnh mẽ và thích ứng để xử lý sự phức tạp của sản xuất kỹ thuật số hiện đại.

ACES ngày nay

Sau hơn 15 năm hợp tác nghiên cứu sâu rộng giữa các chuyên gia trong ngành và viện Hàn lâm, ACES dần dần đạt được đà phát triển ổn định với tư cách là hệ thống quản lý màu sắc tiêu chuẩn cho tất cả các loại dự án.

Kể từ khi phiên bản 1.0 được phát hành năm 2014, ACES đã được sử dụng trong hàng tá phim bom tấn của Hollywood, và đang tiến vào lĩnh vực series phim truyền hình và phim độc lập. Các hệ thống sử dụng ACES đang được áp dụng trong các workflow xử lý animation và VFX, nơi việc chất lượng hình ảnh cao và khả năng tương tác là rất quan trọng để tạo ra kết quả chính xác.

ACES cũng đang được áp dụng bởi các nhà sản xuất và các nhà phát triển độc lập, dù những người này không phải là đối tác đồng sáng lập với AMPAS. Khả năng tương thích của ACES được cho thấy ở chỗ nó đã có sẵn trong nhiều ứng dụng phần mềm cao cấp, bao gồm DaVinci Resolve của Blackmagic Design, Baselight của Filmlight và Nucoda, với các chương trình mới cũng đang bổ sung nó thường xuyên.

Tại sao lại là ACES?

Việc áp dụng nó là rất đáng khích lệ, nhưng một số người có lẽ sẽ thắc mắc tại sao loại tiêu chuẩn từ trên xuống dưới này lại cần thiết, đặc biệt là việc xem xét các giải pháp thay thế hiện có.

Mặc dù sự thật là nhiều nhà phát triển phần mềm đã xây dựng hệ thống quản lý màu sắc từ nền tảng cho các ứng dụng riêng của họ, và các nhà sản xuất máy quay tự hào tuyên bố họ có công nghệ màu sắc riêng được đưa vào phần cứng của họ, nhưng không có giải pháp nào trong số đó có thể thu hẹp khoảng cách tương thích mà AMPAS dự đoán. Những giải pháp độc quyền này không có hy vọng sẽ được tất cả mọi người trong toàn bộ ngành chấp nhận.

ACES, mặt khác, liên quan đến đầu vào từ một nhóm đối tác công nghiệp đa dạng với các nhà khoa học và nghệ sĩ ở mọi lĩnh vực mà AMPAS đại diện. Phương thức tiếp cận mở này cho phép các nhà phát triển tư nhân và các nhà sản xuất làm cho các giải pháp hiện có của riêng họ tương thích với ACES, mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn sáng tạo hơn và sự linh hoạt về mặt công nghệ.

Nói tóm tại, ACES mang đến cơ hội tốt nhất để cung cấp một giải pháp quản lý màu sắc phổ quát cho các workflow phim và video trong tương lai.

ACES hoạt động như thế nào

Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng ACES không chỉ là một chương trình hay một plug-in mà bạn có thể tải về. Nó cũng không phải là một bản cập nhật firmware cho máy quay hay màn hình của bạn. ACES cũng không phải là một workflow cụ thể, hay một look sáng tạo cho footage của bạn, cũng không phải là một định dạng file cho dự án của bạn.

Thay vào đó, ACES là một tập hợp các quy tắc để mã hóa và chuyển đổi dữ liệu, cùng với các định nghĩa metadata cho dữ liệu. ACES cũng bao gồm toàn bộ các công cụ cho nhà phát triển để họ tích hợp các đặc điểm dữ liệu đó vào phần mềm và phần cứng của họ. Cuối cùng, tất cả các quy tắc, hướng dẫn và công cụ của ACES được xây dựng dựa trên một bộ tiêu chuẩn do Hiệp hội Kỹ sư Điện ảnh và Truyền hình (Society of Motion Picture & Television Engineers – SMPTE) và Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Organization for Standards – ISO) đặt ra.

Để để thực sự hiểu ACES là gì, hãy xem những gì nó làm bên trong workflow của bạn.

Hiểu về dữ liệu Capture và Scene Referred

Một trong những điều quan trọng nhất để hiểu về ACES là hệ thống xử lý của nó sử dụng capture-referred data (thông tin ghi được dựa trên không gian màu mà từng máy quay dùng và áp vào tín hiệu ghi được) – ví dụ như công nghệ màu sắc (và đôi khi là những món nước sốt bí mật) mà mỗi hệ thống máy quay sử dụng và áp vào tín hiệu của nó.

Các reverse-engineer (công nghệ đảo ngược) của ACES (thông qua những gì được biết đến là một ACES Input Transform hay IDT) cho phép dữ liệu trở lại thành thông tin ánh sáng tuyến tính thuần túy có trong cảnh thực tế diễn ra trước máy quay. Về mặt lý thuyết, không có bất cứ sự thiên vị nào dành cho máy quay.

Đây là lý do tại sao ACES thường được thảo luận về việc nó là scene-referred hay, với một cụm từ mang tính kỹ thuật hơn, scene-linear. Bỏ qua sự thiên vị của máy quay cho phép chúng ta lại gần hơn cảnh thực sự diễn ra trong thế giới thực phía trước máy quay.

Ngoài ra, màu ACES sử dụng một không gian màu rất lớn đến mức nó thực sự bao gồm toàn bộ quỹ tích thị giác (mọi màu sắc mà mắt người có thể thấy được) và thậm chí cả các màu mà chúng ta không thể thấy được! Kể cả không gian màu làm việc nhỏ hơn của ACES (mà chúng ta sẽ nhắc đến sau) cũng lớn hơn so với REC. 709 và REC. 2020.

Không gian màu ACES AP0 bao gồm tất cả các màu mà mắt người có thể nhìn thấy, lấn át cả dải màu của Rec. 709.

ACES là một tiêu chuẩn thống nhất, cho phép bạn chuyển đổi các cảnh quay được quay từ nhiều máy quay khác nhau, thành một  scene-referred color science với một điểm bắt đầu tuyến tính chung.

ACES cũng đủ rộng để bao gồm hầu hết mọi không gian màu, mà không bị giới hạn bởi các gamut nhỏ hơn. Điều này có nghĩa là một định dạng mang tính chuẩn bị cho tương lai, cho phép các quá trình chuyển giao và lưu trữ của khách hàng có thể thực hiện được, vì không gian màu ACES quá lớn.

Nhưng cách tiếp cận scene-linear của ACES chỉ là một phần của toàn bộ hệ thống.

Bởi vì mắt người không hoạt động theo kiểu tuyến tính, các dự án cuối cùng cũng sẽ được xem trên một màn hình, TV, và máy chiếu nào đó có đường cong gamma hoặc EOTF (Electro Optical Transfer Function) được chỉ định. Các đường cong này không phải là tuyến tính. Và các thiết bị hiển thị/trình chiếu hiện tại của chúng ta cũng có rất nhiều giới hạn về mặt không gian mà mà chúng có thể thể hiện chính xác (nếu so với ACES).

ACES đã tính đến điều này và kết hợp display-referred color management vào toàn bộ hệ thống. Dữ liệu ACES tuyến tính được phân tích thông qua các quá trình biến đổi khác nhau cho các không gian màu và thiết bị trình chiếu/hiển thị khác nhau, để hình ảnh xuất hiện chính xác trong nhiều bối cảnh xem.

Điều đó có nghĩa là bạn có thể quay và làm việc với footage ở chất lượng cao nhất cho đến khi bạn xuất file, và sau đó ACES sẽ giúp bạn điều chỉnh các footage cho phù hợp với hầu hết mọi màn hình.

Không giống như các workflow DI và video truyền thống, ACES duy trì chất lượng hình ảnh tối đa cho đến khi chuyển đổi thành các định dạng xem cụ thể.

Khi nói đến độ chính xác, ACES sử dụng bộ xử lý bán-nổi Open EXR 16-bit, có hơn 30 stop phơi sáng scene-referred.

Hãy nhớ rằng kể cả khi dùng EXR, thông thường quá trình này chỉ chạy nội bộ bên trong ứng dụng mà bạn đang dùng và không file EXR nào được tạo ra để bạn quản lý – ngoại trừ trong render.

Nói tóm lại, đây là các lợi ích của một hệ thống sử dụng ACES:

Hợp nhất Color Science của hệ thống máy quay – bởi vì capture-referred, scene-linear transform ở phần đầu của một hệ thống xử lý ACES (bất kể máy quay nào được sử dụng trong dự án) có một color science chung ở điểm khởi đầu mà tất cả các ứng dụng hỗ trợ ACES đều có thể sử dụng và hiểu.

Các workflow VFX/CGI không cần phải đoán mò nữa – một lý do khiến ACES được các bộ phim xử lý nhiều VFX/CGI chấp nhận là vì dù sao họ cũng compositing và làm việc trong môi trường tuyến tính. Và dữ liệu tuyến tính đó có thể được render trở lại cho bất cứ thứ gì phù hợp với dự án, hoặc giữ tuyến tính và gửi lại cho một người chỉnh màu để họ chỉ cần áp lớp màu hiện tại của họ mà không cần phải chuyển đổi gì hết.

Sẵn sàng cho Wide Gamut/High Dynamic Range – bây giờ và trong tương lai. Bởi vì ACES có khả năng giữ lại hơn 30 stop trong dữ liệu hình ảnh và gamut của nó rất lớn, nó cực kỳ phù hợp cho các dự án HDR, wide gamut. Tuy nhiên những khái niệm này có thể phát triển trong tương lai.

Evergreen Digital Masters – một trong những thứ mà viện hàn lâm dùng để quảng bá cho ACES là việc nó cho phép tạo ra một digital master có thể sử dụng được mãi mãi bởi dải dynamic range tự nhiên siêu rộng/cao của hệ thống.

Các “phần” của ACES

Mặc dù ACES và các biến đổi đa dạng của nó khá phức tạp về mặt toán học, nhưng bạn có thể hiểu rõ hơn về ACES bằng cách hiểu từng phần hoặc biển đổi trong hệ thống hoạt động như thế nào.

Đây là thuật ngữ cho mối biến đổi đó:

ACES Input Transform (hay còn gọi là: IDT or Input Device Transform) – Input Transform nhận dữ liệu capture-referred của một máy quay và biến đổi nó thành scene linear, ACES color space. Các nhà sản xuất máy quay chịu trách nhiệm về IDT cho máy quay của họ, nhưng viện hàn lâm kiểm tra và xác minh các IDT này. Trong các phiên bản tương lai của ACES, viện hàn lâm có thể sẽ nắm quyền kiểm soát nhiều hơn trong việc phát triển IDT. Các IDT, cũng giống như các ACES transform, được viết bằng ngôn ngữ lập trình CTL (Color Transform Language). Nó cũng có thể sử dụng các IDT khác nhau cho một hệ thống máy quay để bù cho những thiết lập máy quay khác nhau có thể được sử dụng.

ACES Look Transform (hay còn gọi là: LMT hay Look Modification Transform) – Phần đầu của cái gọi là ACES Viewing Transform (Viewing Transform là sự kết hợp giữa LMT, RRT và  ODT transform). LMT tạo ra một cách để áp một look lên một shot theo cách tương tự như sử dụng một Look Up Table (LUT). Điều quan trọng cần lưu ý là LMT xảy ra sau quá trình chỉnh màu của dữ liệu ACES và không phải công cụ nào cũng hỗ trợ việc sử dụng LMT.

RRT (Reference Rendering Transform) – Hãy nghĩ về RRT như là thành phần công cụ kết xuất của ACES. RRT chuyển dữ liệu scene referred linear sang một bộ dữ liệu display-referred siêu rộng. RRT hoạt động kết hợp với ODT để tạo dữ liệu xem được cho màn hình và máy chiếu. Khi viện hàn lâm xuất bản RRT tiêu chuẩn, một số ứng dụng có thể sử dụng RRT tùy chỉnh (Viết bằng CTL), nhưng nhiều hệ thống chỉnh màu không cho phép truy cập trực tiếp vào RRT.

ACES Output Transform (còn được gọi là ODT hoặc Output Device Transform) – bước cuối cùng trong hệ thống xử lý ACES là ODT. Nó lấy dữ liệu có dải dynamic range siêu rộng, cao từ RRT và biến đổi nó để phù hợp với các thiết bị khác nhau với không gian màu khác nhau như P3 hay Rec 709, 2020… ODT cũng giống như IDT và RRT, được biết bằng CTL.

Ngoài ra còn có 3 tập hợp con chính của ACES dùng cho các for finishing workflow được gọi là ACEScc, ACEScct và ACEScg:

ACEScc sử dụng mã hóa màu logarit và có lợi thế làm cho các công cụ chỉnh màu cho cảm giác giống như họ đang làm việc trong một không gian log mà các colorist ưa thích.

ACEScct cũng giống như ACEScc, nhưng có một cái ngón chân (toe) được thêm vào quá trình mã hóa để khi dùng các thao tác nâng, phản hồi của hình ảnh mang đến cảm giác giống các log film scan truyền thống. Hành vi gần như logarit này được mô tả là nhiều “milky” hay “foggier” hơn. ACEScct được thêm với đặc điểm kỹ thuật của ACES 1.03 và có ý nghĩa như một thay thế cho ACEScc dựa trên các phản hồi của nhiều colorist.

ACEScg sử dụng mã hóa màu tuyến tính và được thiết kế cho các nghệ sĩ VFX/CGI để các công cụ của họ hoạt động một cách truyền thống hơn.

ACEScct tạo cho các colorist nhiều cảm giác quen thuộc hơn khi chỉnh màu so với ACEScc.

Dù ACEScc, ACEScct và ACEScg cùng các biến đổi mà chúng sử dụng là thứ mà bạn sẽ thường thấy khi nói về ACES, nhưng vẫn có một số thuật ngữ bổ sung mà có thể bạn sẽ gặp phải:

APD (Academy Printing Density) – AMPAS cung cấp tỷ trọng tham chiếu để hiệu chỉnh máy quét phim.

ADX (Academy Density Exchange) –  được dùng để quét phim và đưa các bản scan đó vào ACES – tương tự như hệ thống Cineon trong quét phim.

ACESproxy – sử dụng công cụ mã hóa màu logarit và là một phiên bản đầy đủ, giới hạn của ACEScc. ACESproxy được tạo ra để sử dụng trên hiện trường với các thiết bị tương thích qua SDI.

Hệ thống ACES

Bây giờ chúng ta đã xác định các biến đổi được sử dụng cho ACES, hiểu cách các biến đổi khác nhau kết hợp với nhau để tạo ra một hệ thống xử lý ACES là một việc khá đơn giản:

Camera Data -> Input Transform -> Chỉnh màu -> Look Transform (tùy chọn) -> Reference Rendering Transform -> Output Transform

Như đã đề cập đến, ACES là một hệ thống quản lý màu lai giữa scene referred/scene linear và dữ liệu display referred.

Trong hình vẽ phía dưới, nhiều biến đổi ACES khác nhau phù hợp với scene referred (phần trên) và display referred (phần dưới) của hệ thống:

Không gian màu ACES

Khi ACES được thảo luận, bạn sẽ thường nghe các thuật ngữ như 2065-1, AP0, AP1, và Rec. 2020+ được nhắc đến.

Các thuật ngữ này có nghĩa là gì?

SMPTE ST 2065-1 là chuẩn SMPTE của ACES.

Trong khi tiêu chuẩn này có rất nhiều phần, nhưng trong sử dụng hàng ngày ACES 2065 đã trở thành phiên bản tuyến tính đầy đủ của ACES có một gamut lớn hơn bộ quỹ tích thị giác của RGB nguyên thủy. ACES 2065 sử dụng một bộ các phần cơ bản được gọi là AP0 (ACES Primaries 0).

Dù ACES AP0 có dải màu lớn hơn nhiều so với hầu hết các gamut khác, ACES AP1 chỉ lớn hơn một chút so với Rec. 2020, vậy nên người ta hay gọi nó là Rec. 2020+

2065-1/AP0 chủ yếu có ý nghĩa trong việc lưu trữ và trao đổi file. Đối với chỉnh màu, VFX và dựng thì AP1 một được sử dụng nhiều hơn. ACEScc, ACEScct, và ACEScg đều sử dụng AP1.

Sử dụng ACES

Như bạn có thể thấy, ACES là một bước nhảy vọt lớn trong các hệ thống quản lý màu sắc mà bạn có thể sử dụng trong workflow hàng ngày của bạn. Tại thời điểm này, bạn có thể nghĩ rằng: “Vâng, tôi muốn dùng nó bây giờ. Làm thế nào để tôi có được nó?”

Như tôi đã nhắc đến từ trước, rất nhiều ứng dụng hậu kỳ đã hỗ trợ ACES trong đó có DaVinci Resolve, vậy nên khi bạn dùng bất cứ phần mềm nào trong số đó thường xuyên, thì bạn chỉ còn vài bước nữa là đi sâu vào ACES.

Điều này có nghĩa là, như chúng ta đã nói đến từ trước, ACES là một hệ thống. Để thu được lợi ích từ các giá trị của nó, mỗi bước trong workflow của bạn cần phải tuân theo quy tắc của ACES.

Vậy, việc làm thế nào để bạn có thể thực sự áp dụng ACES tùy thuộc rất nhiều vào việc bạn đang làm cái gì và bạn cần ACES để làm gì.

Ví dụ, các nghệ sĩ VFX đã có thể sử dụng ACES để cải thiện độ chính xác cho việc compositing và chuyển giao công việc giữa các nhóm. Độ chính xác về mặt màu sắc tăng lên có thể giúp tăng độ chân thực cho cảnh lên rất nhiều, và giải quyết rất nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật mà các nghệ sĩ đã phải vật lộn trong  nhiều năm.

Nhưng đối với những người làm sáng tạo phải xử lý các cảnh quay hành động trực tiếp hàng ngày, việc áp dụng ACES vào toàn bộ hệ thống sẽ phụ thuộc vào việc nhóm sản xuất tuân theo quy chuẩn mới như thế nào. Tất nhiên, điều này bị ảnh hưởng nhiều bởi các chuyển đổi có sẵn cho mỗi nhà sản xuất máy quay. Đó là liên kết cần thiết để kết hợp các định dạng máy quay vào hệ thống ACES.

Rõ ràng là sẽ mất một thời gian để các nhà sản xuất phần cứng bắt kịp các workflow mới để có thể áp dụng ACES một cách nghiêm túc. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người phải chờ đợi để được chơi với ACES.

Phát triển nguồn mở

Bởi vì ACES là một dự án nguồn mở, bất cứ ai cũng có thể giúp đưa tiêu chuẩn này vào cuộc sống theo những cách mới mẻ.

Dù AMPAS chủ động quản lý sự phát triển của hệ thống ACES, nhưng sự phát triển của hệ thống lại được tổ chức trong một kho GitHUB để mọi người có thể đóng góp. Các chuyển đổi ACES được viết bằng Color Transform Language (CTL), vậy nên nếu bạn có khuynh hướng toán học và kinh nghiệm về color science, bạn có thể đóng góp cho sự phát triển của hệ thống này.

Nếu bạn có ít khuynh hướng kỹ thuật nhưng vẫn muốn đóng góp, bạn có thể đến thăm ACES Central, một cộng đồng do AMPAS điều hành. Ở đó bạn có thể kết nối với các chuyên gia về phim và video khác, nhưng người đang khám phá tương lai của ACES, và tìm hiểu cách người dùng cuối và các đối tác được ACES chứng nhận đang áp dụng công nghệ này như thế nào.

Các phiên bản

Tin tốt về sự phát triển liên tục của ACES là các phiên bản mới luôn có khả năng tương thích ngược. Dữ liệu được mã hóa bằng các phiên bản ACES cũ hơn vẫn có thể mở bằng một phiên bản ACES mới mà một ứng dụng đang sử dụng, mặc dù điều này có thể gây nên một số khác biệt trong việc biểu diễn hình ảnh khi so sánh với dự án gốc. Nhiều ứng dụng cung cấp khả năng chuyển đổi phiên bản ACES được sử dụng, vậy nên bạn có thể khớp phiên bản phù hợp với dự án gốc.

Phiên bản chính thức mới nhất được cập nhật là ACES 1.1. Nhiều ứng dụng vẫn chưa hỗ trợ cho phiên bản này, vậy nên phiên bản 1.03 vẫn là phiên bản được hỗ trợ rộng rãi nhất hiện nay.

Trừ phi có những thay đổi lớn trong tương lai và/hoặc các nhu cầu của người dùng cuối được AMPAS xác định, chúng ta có thể sẽ thấy các bản phát hành chính xuất hiện trong phần mềm, trong khi các bản phát hành nhỏ .0x có thể được triển khai phía sau hậu trường.

Kết luận

Chúng tôi biết rằng có quá nhiều thông tin ở đây, nhưng bạn nên dành thời gian để hiểu căn bản về ACES để bạn có thể áp dụng nó ngay bây giờ khi nó đã sẵn sàng cho workflow của bạn trong tương lai.

ACES không phải là một viên đạn thần kỳ có khả năng xử lý mọi vấn đề kỹ thuật hoặc các thách thức trong sáng tạo của quá trình làm phim. Không có bất cứ công nghệ nào làm được điều đó.

ACES là một bước tiến đáng kinh  ngạc cho tương lai của phim và video. Đây là một tương lai mà trước đây chúng ta chỉ có thể mơ mà thôi, vậy nên thật thú vị khi thấy nó xuất hiện trong công việc hàng ngày của chúng ta.

Thời gian sẽ cho chúng ta biết công nghệ này sẽ tiến nhanh tới đâu.

Nguồn: frame.io

Pixel Factory sưu tầm và biên dịch

Tags:
Share: