Trước tiên phải khẳng định rằng chụp food không phải là quá khó. Về tạo hình thì food phong phú, hình dáng chất liệu bề mặt, tuy nhiên kích thước food nhỏ nên việc chụp và quản lý ánh sáng là dễ dàng hơn nhiều product khác. Chụp food bao gồm 2 công việc chính
1. Tạo hình sắp đặt, làm đẹp, kỹ xảo , hiệu ứng: Cái này do food stylist thực hiện. Có thể nói hình ảnh muốn đẹp nhất thiết phải có stylist tạo ra món ăn đẹp. Không thể chụp một cô gái béo phì, trang phục nhầu nhĩ thành đẹp được ( mình ko có ý phân biệt người béo – mình béo các bạn nhé). Theo mình stylist là linh hồn của bức ảnh. Chiếm 70% giá trị tạo nên bức ảnh.
2. Chụp hình món ăn: Cái này do photo đảm nhận. Việc bố cục cho món ăn không quá khó, tuy nhiên cái khó là chụp đúng đối tượng. Chúng ta quảng cáo cái gì thì phải nêu bật nó lên, trước khi đắp điếm nội dung chính bằng sự sắp đặt, hay tạo hiệu ứng. Mình không thể định nghĩa được thế nào là đẹp của 1 bức ảnh, đương nhiên là như vậy rồi. Dưới đây mình chỉ chia sẻ những gì để các bạn có thể làm tốt hơn việc chụp ảnh và để các bạn có một sự chuẩn bị cần thiết nhất khi BỤP một job
PHẦN 1 : THIẾT BỊ
Thiết bị để chụp ảnh cần có là đèn. Thông thường chụp product nói chung hay food thì cần 2 loại ánh sáng chính: ambient light và sub light.
—-
Ambient light
Một số bạn chụp chân dung hay món ăn thường dùng những cây đèn softbox to vãi đái (thật ra ko nên dùng từ vdai – kệ nhé cứ tập chung vào chuyên môn). Thật ra món ăn – nhân vật chính khá nhỏ( 20x20cm) nên các bạn chỉ cần 1 đèn softbox 60×60 là quá dư để làm ambient light.
Việc sử dụng đèn softbox lớn là sai lầm. Vì sao? Khi softbox đánh vào vật thể, không chỉ cây đèn sáng đâu mà cả cái đĩa, cái bàn , khăn ăn đều trở thành một cái đèn thứ 3,4. Các nguồn sáng lớn chiếu thẳng vào sensor gây ra hiệu ứng silhouette, hiệu ứng này giống như chúng ta lái xe trên một đường mù , ánh sáng của kính xe làm chúng ta rất chói mắt mặc dù trời không có nắng. Hiện tượng này xảy ra khi nguồn sáng có góc phủ quá lớn so với cảm biến. Nên nhớ là mắt người có khả năng điều tiết tốt hơn sensor. Vì lý do này mà nhiều bạn chụp hình xong với đĩa trắng bàn trắng, thấy hình không nét. Thậm chí thấy có những vùng mất hẳn chi tiết.
Thế nên kinh nghiệm chụp hình là chụp cái gì có kích thước bao nhiêu thì nên dùng đèn phủ nó tương đương hoặc lớn hơn tí xíu. Điều này đúng cho cả việc những product lớn như auto hoặc máy bay Đèn ambient light tạo ánh sáng môi trường, tuỳ tình huống mà ta nên đặt chéo hoặc ngược hẳn, tuỳ vào độ dày của món ăn so với ống kính mà đặt ánh sáng sao cho hiệu quả. Ví dụ chụp từ trên xuống, món ăn khá mỏng không nên đặt ngược quá, còn chụp ngang món ăn dầy nên đặt ngược nhiều hơn, nói chung đây là gợi ý.
—-
Sub light:
Là một đèn nhỏ để nhấn và tạo hiệu ứng cho bức ảnh, nên nó không nên là một cái softbox. Có một sai lầm rất lớn của một số bạn cho rằng đặt nhiều đèn softbox sẽ tránh được nhưng khoảng đen của ảnh. Không phải vậy nhé. Trong quay phim có khái niệm gọi là điểm tóp. Ví vụ bạn đặt hai đèn softbox để chụp look book sẽ thấy ngay chân cô người mẫu có một vệt đen ở giữa. Tương tự như chụp chân dung đặt hai đèn hai bên phần chính giữa sẽ tối. Nếu đặt bốn đèn sẽ sinh ra 4 điểm tối. Các điểm tối này nhỏ nên khó nhận thấy ngay nhưng sẽ làm khuôn mặt lem nhem mà chính chúng ta ko hiểu tại sau. Vụ này khi nào chụp chân dung mình sẽ nói thêm.
Tóm lại cần sub light. Sub light nên dùng là một đèn flash có gắn snoot. Snoot light có tác dụng điều chỉnh kích thước nguồn sáng nhỏ lại để đánh đúng vào vị trí cần thiết, ngoài ra nó triệt tiêu các ánh sáng tản, khiến cho ánh sáng phát ra đi song song giống như para vậy đoá.
—-
Thật ra với hai nguồn sáng này là khá dư để chụp một vật thể bé nhỏ rồi. Nhưng còn một thứ nữa hay ho các bạn nên thử đó là cookie. Cookie là một dang điều chế ánh sáng ngẫu nhiên, mình thường vo tấm giấý bóng , có thể trắng hoặc mầu để đánh qua snoot. Ánh sáng đi qua cookie sẽ cho một luồng sáng không đồng đều khó đoán, nó làm cho tấm hình đôi chỗ bừng sáng rất ấn tượng, có thể là cọng hành, lá mùi hoặc v..vv . Có thể dùng bìa đục lỗ nữa nhưng mình thấy đây ko phải giải pháp hiệu quả lắm.
Còn một thứ nữa tuy không phải là đèn nhưng có tác dụng như đèn. Đó là dầu ăn. Dầu ăn khi phủ lên món ăn, được bám vào với nhiều góc khác nhau, sẽ có hiệu ứng như những tấm gương nhỏ li ti, làm nên cái gọi là highlight của tấm ảnh hoặc white point. Thật sự khó có một cái đèn nào làm được điều ấy. Hy vọng với sự gợi ý này các bạn sẽ biết nên bôi dầu vào đâu
ĐÃ XONG PHẦN THIẾT BỊ ÁNH SÁNG. Việc đặt sáng như thế nào? Cách chụp ra sao các bạn để phần 2,3.. mình sẽ chia sẻ . Có những vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng ko mấy ai để tâm đâu. Ví dụ : kéo đèn lại gần thì ánh sáng mịn hơn hay chát hơn và ngược lại???
—
Rất Mong anh em cùng thảo luận
Bài viết được sưu tầm trên group https://www.facebook.com/groups/foodphotographyvn/ . Mình thấy khá hay và thực tế nên chia sẻ lại cho anh em. (Bài viết không nhằm mục đích thương mại)